Trong quá trình chăn nuôi gia súc và gia cầm, chúng thường mắc một số bệnh phổ biến mà người chăn nuôi cần biết. Đặc biệt là các bệnh của gà, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới 7 bệnh thường gặp ở gà và cách phòng, điều trị.
Bệnh Mổ Cắn
Mổ cắn có các dạng:
- Mố cắn hậu môn
- Mổ cắn đứt lông
- Mổ cắn ngón chân
- Mổ cắn trên đầu
Biện pháp khắc phục:
- Cho ăn đủ không để gà đói lâu (kể cả phương thức thả và cho ăn thêm)
- Cho ăn thêm rau đối với gà nhốt và gà thả
- Đủ máng ăn uống, không nuôi nhốt quá chật
- Đảm bảo chuồng thông thoáng, tránh ánh sáng mạnh quá, gây kích thích cho gà.
- Nuôi đàn đông cần cắt mỏ.
- Khi gà bị vết thương do mổ cắn lấy thuốc xanh Methylen bôi vào, không bôi thuốc đỏ vì màu đỏ kích thích làm gà tiếp tục mổ cắn.
Bệnh Cầu Trùng
Bệnh do ký sinh trùng đơn bào thuộc Genus eimeria gây nên làm tổn thương những lớp tế bào niêm mạc ruột.
Biện pháp phòng trị:
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt.
- Sau mỗi đợt nuôi gà để’chuồng trống một thời gian.
- Trong từng ô chuồng nên nuôi một loại gà cùng lứa.
- Mật độ chuồng nuôi không chật hẹp quá.
- Chú ý diệt chuột, cách ly người ra vào khu chăn nuôi.
Trị bệnh bằng các loại thuốc: EsB3 Coccistop-2000, Rigecoccin, Furazolidon, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất.
Bệnh Newcastle
Còn gọi là bệnh gà rù do siêu vi trùng Paramixovirus gây ra . Thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày.
Biểu hiện:
- Gà ủ rũ, kém ăn, ho, hắt hơi chảy nước mũi, thở khò khè đứt quãng, thở khó.
- Gà ỉa chảy, phân có nước loãng trắng như vôi “cút cò”, cơ run, liệt co giật từng lúc, bước đi không phối hợp giữa đầu và cổ, có con đầu ngoẹo ra sau (torticolis), di chứng vẹo đầu, chạy vòng quanh.
- Gà ốm chết mổ ra thấy xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi.
Phòng bệnh newcastle:
Hiện nay không có thuốc trị, chỉ có phòng bệnh bằng cách vệ sinh thú y và tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Biện pháp xử lý khi có dịch :
- Cách ly khu có dịch với các khu khác, có người nuôi dưỡng riêng.
- Chọn loại triệt để gà bệnh, nghi bệnh.
- Tiêm phòng cho gà khoẻ: Nhỏ Lasota cho gà con dưới 1 tháng, gà trên 30 ngày tiêm vacxin Newcastle hệ I.
- Tăng cường, chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà bằng thức ăn chất lượng tốt, tổng vệ sinh chuồng trại, thiết bị dụng cụ chăn nuôi.
- Nếu thấy diều căng do độ axit cao, uống nước nhiều thì có thể cho gà uống nước vôi trong.
Bệnh Tụ Huyết Trùng
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc họ Pasteurella gây ra.
Biểu hiện:
Thể quá cấp tính (ác tính): Gà chết đột ngột không kịp thể hiên triệu chứng gì.
Thể cấp tính: Gà ủ rũ, sốt, bỏ ăn, xù lông, chậm chạp mào tích xanh tím, miệng có dãi, nhớt đục, sùi bọt, thở khò khè, phân loãng màu nhạt, sau chuyển màu xanh sẫm có lẫn dịch nhầy. . .
Thể mãn tính: Gà ỉa chảy kéo dài, gầy, có khi bị sưng khớp, què, đẻ kém, tích sưng to còn gọi là bệnh tích sưng…
Phòng và chữa bệnh tụ huyết trùng:
Cách phòng tốt nhất là không đưa gà, vịt, ngan lạ về nuôi hoặc giết mổ trong khu chuồng trại chăn nuôi. Định kỳ cho phòng liều kháng sinh nhẹ: Tetracilin hoặc Furazolidon
Bệnh Bạch Lỵ – Bệnh Thương Hàn
Bệnh bạch lỵ còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng do vi khuẩn Sanmonella pullorum gây ra ở gà con. Bệnh thương hàn do vi khuẩn Samonella gallinarum gây ra ở gà lớn.
Biểu hiện:
Gà ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống nhiều nước, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách bị sưng có màu đỏ tím. ở lách, tim, phổi có các ổ hoại tử.
Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ triệu chứng, thường thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó.
Phòng bệnh:
Vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp, trạm ấp. các trang trại nuôi gà định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng “ngưng kết” loại bỏ hết gà mái bị bệnh.
Điều trị:
Dùng Choloramphenicol 50 mg/kg thể trọng trong 10 ngày, hoặc Tetracyclin 150-200 mg/kg thể trọng trong 7-10 ngày, hoặc Furazolidon 1 50-350 g/tấn thức ăn trong 7- 10 ngày.
Bệnh Sổ Mũi Truyền Nhiễm
Biểu hiện:
Gà ho, viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn Haemophylus gallinarum gây ra.
Gà 18-35 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh 1-5 ngày. Gà ốm chảy nước mũi, viêm kết mạc thanh dịch, bụi lẫn vào nước mũi bịt lỗ mũi, nước mũi đặc và đục dần có mủ, mùi hôi đặc trưng.
Ở hốc mắt bị đọng thanh dịch làm mắt sưng húp lên, mí khép lại. Gà ủ rũ, ăn uống ít, đẻ giảm.
Phòng bệnh:
Nuôi dưỡng tốt, chuồng trại không chật quá, thoáng mát, đóng mở kéo rèm che chuồng kịp thời tránh thời tiết thay đổi đột ngột và gió lùa. Nuôi gà cùng lứa, vận chuyển gà vào lúc mát. Vệ sinh chuồng trại tốt. Dùng vacxin phòng bệnh.
Trị bệnh:
Dùng kháng sinh 5g Streptomycine + 2g Penicilline cho 50kg thể trọng gà, tiêm 2-3 lần, cách nhau dưới 72 giờ. Chloramphenicol O,4g/ lít nước hoặc 200-250 g/tấn thức ăn, dùng trong 4-7 ngày. Dùng kháng sinh cần bổ sung thêm các loại vitamin nhất là vitamin A.
Bệnh Giun Sán
Dấu hiệu:
Gà có dấu hiệu chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào, mặt, chân nhợt nhạt, kém ăn, gà mái giảm.
Phòng bệnh:
Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống sạch, nhất là chất độn chuồng phải khô ráo, phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, mối, kiến, mạt các loại mang ấu trùng sán bằng sulfat đồng, dipterex, asuntol.
Trị bệnh:
Giun đũa: Tẩy bằng Piperazin, liều 200-400 mg/kg thể trọng gà, hay trộn 0,2-0,4% vào thức ăn, pha 0,1-0 2% vào nước uống, hoặc Menvenbet với liều 60 g/tấn thức ăn, hoặc Tetramisol 40-60 g/tấn thức ăn, trộn cho ăn trong 1tuần liền.
Giun kim: thì dùng thêm Phenotiazin với liều 0,5 g/gà dùng 1 ngày hoặc có thể theo nơi sản xuất hướng dẫn.
Tẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp